CÁCH LÀM GỎI SỨA GIÒN NGON ĐÚNG CHUẨN HƯƠNG VỊ MIỀN TRUNG
Đôi nét về món gỏi sứa chuẩn miền Trung
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Dưa chuột: 3 quả
Cà rốt: 1 quả
Kinh giới, rau mùi: 1 mớ
Lạc rang giã sơ: 100 gram
Đường, nước mắm, dấm, sốt chua ngọt
Tỏi: 1/4 củ
Các bước làm gỏi sứa:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rau thơm nhặt và rửa sạch sau đó ngâm nước muối khoảng 10 phút, rửa lại bằng nước sạch, vớt rau lên rổ để ráo.
Cà rốt và dưa chuột gọt vỏ rồi bào sợi nhỏ vừa ăn. Sau đó mang ngâm nước muối pha loãng khoảng 10-15 phút rồi vớt ra vắt nhẹ cho bớt nước (vắt bớt nước để khi trộn gỏi các nguyên liệu sẽ tươi màu và giòn hơn).
Bước 2: Làm nước trộn gỏi
Bạn pha nước trộn gỏi theo công thức sau: đường, nước mắm và dấm theo tỷ lệ: 3:2:1. Cho thêm 2 thìa sốt chua ngọt rồi bắc lên bếp, để lửa nhỏ khuấy đều. Khi nước sốt nguội, bạn cho thêm tỏi băm nhỏ vào rồi khuấy đều. Bạn có thể nêm lại độ chua, ngọt, cay, mặn cho vừa miệng.
Bước 3: Trộn gỏi
Người miền Trung thường ăn kèm món gỏi sứa với bánh tráng. Loại bánh tráng làm bằng gạo nguyên chất có thêm chút mè giòn ngon.
Một số lưu ý khi làm gỏi sứa tại nhà
- Theo Đông y, sứa có rất nhiều tác dụng như: nhuận gan, bổ phổi, tiêu đờm, nhuận tràng, thanh nhiệt tốt cho cơ thể.
- Tuy nhiên, sứa được cảnh báo là loại có chứa nhiều độc tố. Nên bạn phải sơ chế sứa thật sạch. Nếu bạn ăn phải sứa chưa được sơ chế sạch, những độc tố này sẽ ngấm vào người khiến bạn bị đau đầu, đau bụng, chảy nước mắt, nổi mày đay toàn thân, vã mồ hôi hoặc khó thở hôn mê… Do đó, các chuyên gia luôn khuyên người dùng nên dùng sứa được bán tại quầy thực phẩm siêu thị đã được sơ chế sẵn.
- Chỉ nên dùng sứa để trộn gỏi khi thấy thịt sứa chuyển sang màu vàng nhạt hoặc đỏ nhạt.
- Khi làm món gỏi sứa, bạn có thể thêm một vài nguyên liệu khác như tôm tươi, chuối xanh, khế, xoài… để tăng hương vị thơm ngon cho món ăn.